Site icon Dịch Vụ Kế Toán Trực Tuyến

Thế Nào Là Bệnh Nghề Nghiệp? Khi Nào Người Lao Động Được Hỗ Trợ?

Thế Nào Là Bệnh Nghề Nghiệp? Khi Nào Người Lao Động Được Hỗ Trợ?

Người tham gia bảo hiểm xã hội nếu không may mắc phải những bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình làm việc có thể được nhận trợ cấp bệnh nghề nghiệp theo quy định hiện hành. Vậy, chế độ bệnh nghề nghiệp hiện nay thế nào? Mức hưởng trợ cấp nghề nghiệp là bao nhiêu? Thủ tục nhận trợ cấp nghề nghiệp gồm những gì? Hãy theo ngay dõi bài viết dưới đây để được thông tin đầy đủ về trợ cấp bệnh nghề nghiệp mới nhất theo quy định hiện hành.

Thế Nào Là Bệnh Nghề Nghiệp? Khi Nào Người Lao Động Được Hỗ Trợ?

1. Bệnh nghề nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, bệnh nghề nghiệp được định nghĩa là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động. Như vậy, bệnh nghề nghiệp là bệnh lý phát sinh từ yếu tố độc hại của nghề nghiệp chứ không phải những bệnh lý thông thường mang tính bẩm sinh hay phát sinh từ môi trường sống.

Bệnh nghề nghiệp là gì?

2. Danh mục bệnh nghề nghiệp bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Thông tư 15/2016/TT-BYT (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 02/2023/TT-BYT), bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH gồm 35 danh mục được chia thành 05 nhóm bệnh nghề nghiệp như sau:

– Nhóm các bệnh bụi phổi và phế quản (bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp, bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp, bệnh hen nghề nghiệp,…)

– Nhóm các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp (bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp, bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp,…)

– Nhóm các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân, bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp,…)

– Nhóm các bệnh da nghề nghiệp (bệnh sạm da nghề nghiệp, bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài, bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su,…)

– Nhóm các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp (bệnh lao nghề nghiệp, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, bệnh Covid-19 nghề nghiệp (từ ngày 01/04/2023),…)

Như vậy, danh mục nghề nghiệp hưởng BHXH sẽ bao gồm 05 nhóm bệnh nghề nghiệp với 35 danh mục bệnh nghề nghiệp khác nhau như trên.

Danh mục bệnh nghề nghiệp bao gồm những gì?

3. Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015, để được hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp, người lao động phải đáp ứng đồng thời cả hai điều kiện sau:

  • Mắc bệnh thuộc danh sách bệnh nghề nghiệp.
  • Đã suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Lưu ý: Trong trường hợp người lao động đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì vẫn được giám định để xem xét, giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp hưởng BHXH theo quy định.

Điều kiện hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp

4. Thời gian hưởng chế độ trợ cấp khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 50, luật An toàn, vệ sinh lao động, thời gian hưởng chế độ trợ cấp cho người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp như sau:

  • Trường hợp điều trị nội trú: Sau khi đã điều trị xong và có giấy xuất viện;
  • Trường hợp điều trị ngoại trú: Có giấy xác định của Hội đồng giám định y khoa;
  • Trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do mắc bệnh nghề nghiệp: Được tính từ tháng có giấy xác nhận nhiễm HIV/AIDS do tai nạn nghề nghiệp.

5. Mức hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp

Căn cứ theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 mức hưởng của chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp được quy định như sau:

5.1. Hình thức trợ cấp một lần

Hình thức trợ cấp một lần được quy định như sau:

– Trường hợp áp dụng: Người mắc bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%.

– Mức hưởng trợ cấp bao gồm: 

  • Từ doanh nghiệp: Mức hưởng gấp 5 lần mức lương doanh nghiệp chi trả. Cứ giảm thêm 1% sẽ được hưởng thêm 0,5 lần.
  • Từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức hưởng bằng 0,5 tiền đóng quỹ theo tháng nếu người tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động dưới 1 năm. Cứ thêm 1 năm tham gia Quỹ sẽ được hưởng thêm 0,3 tiền đóng Quỹ. Mức hưởng sẽ bằng tiền lương tháng đóng Quỹ nếu bị gián đoạn thời gian tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu tham gia Qũy mà mắc bệnh nghề nghiệp.

5.2. Hình thức trợ cấp hằng tháng

Hình thức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

– Trường hợp áp dụng: Người mắc bệnh nghề nghiệp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên.

– Mức hưởng trợ cấp bao gồm:

  • Từ doanh nghiệp: Mức hưởng bằng 30% mức lương doanh nghiệp chi trả cho người lao động. Cứ giảm thêm 1% sẽ được hưởng thêm 2%.
  • Từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Mức hưởng bằng 0,5% tiền đóng quỹ theo tháng nếu người tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động dưới 1 năm. Cứ thêm 1 năm tham gia Quỹ sẽ được hưởng thêm 0,3% mức tiền đóng Quỹ.  Mức hưởng sẽ bằng tiền lương tháng đóng Quỹ nếu bị gián đoạn thời gian tham gia Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc trong tháng đầu tham gia Qũy mà mắc bệnh nghề nghiệp.
Mức hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp

6. Hồ sơ hưởng chế độ hỗ trợ bệnh nghề nghiệp

Hồ sơ hưởng chế độ hỗ trợ cho người lao động khi mắc bệnh nghề nghiệp bao gồm:

– Đối với người mắc bệnh nghề nghiệp thông thường:

  • Sổ BHXH;
  • Giấy xác nhận môi trường làm việc độc hại do cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
  • Giấy xác định của Hội đồng giám định y khoa nếu điều trị ngoại trú hoặc giấy xuất viện nếu điều trị nội trú;
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp (theo mẫu số 05-HSB).

– Đối với người nhiễm HIV/AIDS do tai nạn nghề nghiệp:

  • Sổ BHXH;
  • Giấy xác nhận môi trường làm việc độc hại do cơ quan có thẩm quyền cung cấp;
  • Giấy xác nhận suy giảm khả năng lao động từ Hội đồng giám định Y khoa
  • Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp;
  • Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp (theo mẫu số 05-HSB).
Hồ sơ hưởng chế độ hỗ trợ bệnh nghề nghiệp

7. Thủ tục nộp hồ sơ hỗ trợ bệnh nghề nghiệp

Căn cứ theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, thủ tục nộp hồ sơ chế độ hỗ trợ bệnh nghề nghiệp như sau:

  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ người lao đông, doanh nghiệp phải nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH tối đa 30 ngày.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ doanh nghiệp, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hồ sơ cho người lao động tối đa 10 ngày.

*Lưu ý: Nếu trường hợp vượt qua thời hạn giải quyết thì BHXH phải làm văn bản giải trình nêu rõ lý do.

Trợ cấp bệnh nghề nghiệp là chế độ bảo hiểm thiết yếu cho người lao động. Chế độ hỗ trợ người lao động không may mắn mắc những bệnh nghề nghiệp trong quá trình làm việc. Chế độ trợ cấp khi người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đã đem lại những quyền lợi nhất định cho người lao động, giúp họ một phần khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.

Để nhận được những mức hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin bên dưới. Công ty dichvuketoan.online mang đến cho bạn dịch vụ hỗ trợ nộp hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp.

[wptb id=9751] [wptb id=9754]

Dịch Vụ Kế Toán Online Chuyên Nghiệp: Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp, Kế Toán Thuế, Và Thủ Tục Pháp Lý

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc vận hành doanh nghiệp không chỉ yêu cầu khả năng lãnh đạo mà còn đòi hỏi sự chính xác và hiệu quả trong các quy trình tài chính và pháp lý. Để đáp ứng nhu cầu này, dịch vụ kế toán online đã trở thành một giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, và thủ tục pháp lý.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, quy trình này thường phức tạp và đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và quy định hiện hành.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp Online

Quy Trình Thực Hiện

  1. Tư vấn ban đầu: Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

  2. Chuẩn bị tài liệu: Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện giấy tờ theo yêu cầu pháp lý.

  3. Đăng ký trực tuyến: Thực hiện các bước nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử.

  4. Theo dõi tiến độ: Cập nhật thông tin và kết quả cho khách hàng.


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một trong những lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao. Đối với các doanh nghiệp, việc không tuân thủ các quy định thuế có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bị xử phạt hoặc truy thu thuế.

Tại Sao Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online?

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp lý doanh nghiệp là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm thực tế. Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp online cung cấp giải pháp toàn diện cho các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Các Lĩnh Vực Hỗ Trợ Chính

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Online


4. Hỗ Trợ Làm Các Thủ Tục Cho Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, hỗ trợ thủ tục hành chính cũng là một phần không thể thiếu để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Các thủ tục này bao gồm:

Ưu Điểm Của Dịch Vụ Kế Toán Online Trong Hỗ Trợ Thủ Tục


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán online hàng đầu, chúng tôi cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng:


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn tối ưu hóa quy trình tài chính và pháp lý, đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi tự tin là đối tác đáng tin cậy, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp!

Danh sách công ty.

 

Exit mobile version