Site icon Dịch Vụ Kế Toán Trực Tuyến

Thủ tục phá sản doanh nghiệp mới nhất hiện nay

Thủ tục phá sản doanh nghiệp mới nhất hiện nay

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng kinh tế thất thoát, thua lỗ. Dẫn đến doanh nghiệp không thể tiếp duy trì hoạt động kinh doanh, phải tiến hành thủ tục phá sản. dichvuketoan.online đưa ra một số vấn đề liên quan đến phá sản doanh nghiệp hiện nay.

1. Phá sản doanh nghiệp là gì?

Phá sản doanh nghiệp là gì?

Phá sản doanh nghiệp là tình trạng doanh nghiệp/tổ chức bị thua lỗ, khó khăn về tài chính trong các hoạt động kinh doanh, mua bán, sản xuất. Dẫn đến mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân tuyên bố phá sản theo quy định của Luật phá sản 2014

Cụ thể tại Điều 4 Luật phá sản 2014 như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
  2. Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

…”

Tham khảo thêm về: Phân biệt giải thể và phá sản

2. Quy trình và thủ tục phá sản của doanh nghiệp

Quy trình phá sản doanh nghiệp

Căn cứ vào Luật phá sản 2014 nêu rõ quá trình phá sản của doanh nghiệp được theo trình tự các bước sau:

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp chuẩn bị đơn yêu cầu mở thủ tục, tài liệu cùng với các giấy tờ liên quan đến các khoản nợ của doanh nghiệp. Sau đó nộp lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Bước 2: Tòa án tiếp nhận đơn và xem xét đơn yêu cầu phá sản

Khi nhận được đơn yêu cầu phá sản doanh nghiệp. Tòa án sẽ xem xét và giải quyết theo 4 phương án sau:

  • Thứ nhất, nếu không nằm trong thẩm quyền của Tòa án thì chuyển đến cơ quan có thẩm quyền.
  • Thứ hai, nếu đơn yêu cầu không đầy đủ thông tin, thì Tòa án thông báo yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung.
  • Thứ ba, nếu người nộp đơn không có quyền hoặc không thực hiện sửa đổi khi có yêu cầu, thì Tòa án sẽ tiến hành trả lại đơn yêu cầu.
  • Thứ tư, Nếu đơn hợp lệ, thì Tòa án sẽ thông báo doanh nghiệp về lệ phí sản, ứng tạm thời chi phí phá sản (Trừ trường hợp doanh nghiệp đã mất khả năng chi trả hoặc không còn tiền, tài sản khác để đóng phí)

Bước 3: Mở thủ tục phá sản doanh nghiệp

  • Tòa án sẽ sẽ xử lý đơn yêu cầu và ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản doanh nghiệp trong vòng 1 tháng.
  • Sau khi có thông báo mở thủ tục , Thẩm phán sẽ tiến hành chỉ định doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản.
  • Sau khi có quyết định của mở thủ tục phá sản thì tài sản của doanh nghiệp sẽ được giám sát, kiểm kê.

Lưu ý: Doanh nghiệp không được thực hiện các hành vi như che giấu hoặc tẩu tán tài sản.

Bước 4: Triệu tập hội nghị chủ nợ

  • Sau khi hoàn tất kiểm kê tài sản. Tòa án sẽ tiến hành triệu tập hội nghị chủ nợ trong vòng 20 ngày.
  •  Khi số chủ nợ tham gia ít nhất là 51% thì hội nghị mới được tiến hành 

Bước 5: Phục hồi lại doanh nghiệp

  • Nếu hội nghị chủ nợ áp dụng biện pháp phục hồi kinh doanh thì trong vòng 30 ngày. Phải xây dựng phương án phục hồi gửi cho Thẩm phán.
  • Thẩm phán xem xét và đưa ra phương án của các bên thông qua.

 Bước 6: Ra quyết định và tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

  • Nếu doanh nghiệp không thực hiện phương án phục hồi hoặc hết thời hạn, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

Tham khảo thêm về: Luật phá sản 2014

3. Hướng dẫn làm thủ tục tuyên bố phá sản

Thủ tục tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Doanh nghiệp làm thủ tục tuyên bố phá sản bao gồm nội dung chính và các giấy tờ sau:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn yêu cầu;
  • Tên, địa chỉ doanh nghiệp làm thủ tục tuyên bố phá sản;
  • Căn cứ việc yêu cầu mở thủ tục phá sản;
  • Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
  • Bản kê chi tiết tài sản
  • Danh sách các chủ nợ và người mắc nợ doanh nghiệp;
  • Những tài liệu khác mà Tòa án yêu cầu.

4. Xử lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Xử lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản

Trong trường hợp doanh nghiệp mất khả năng thanh toán thì việc xử lý tài sản khi doanh nghiệp phá sản là không thực hiện trong vòng 3 tháng;

Trong trường hợp vẫn có tài sản để chi trả sẽ được xử lý như sau:

  • Kiểm kê tài sản từ khi có quyết định mở thủ tục phá sản trong thời hạn 30 ngày.
  • Sau khi kiểm kê, tiến hành phân chia tài sản. Bao gồm: chi phí phá sản, Khoản nợ, nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, chủ doanh nghiệp. (Được phân chia theo thứ tự khi doanh nghiệp phá sản)

Tham khảo thêm về: Số doanh nghiệp phá sản năm 2020

5. Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

dichvuketoan.online là một công ty, đã và đang thực hiện trong lĩnh lực kinh doanh, giải thể, tạm ngừng doanh nghiệp, thủ tục phá sản. Chúng tôi hỗ trợ doanh nghiệp toàn diện. Với đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm chuyên môn cao, am hiểu về lĩnh vực. Đặc biệt giúp doanh hạn chế thời gian vào chi phí.

Dịch vụ giải thể doanh nghiệp

dichvuketoan.online đã nêu rõ các thông tin liên quan đến thủ tục phá sản doanh nghiệp. Hy vọng sẽ là những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp. Mọi thắc mắc về vấn đề trên xin vui lòng liên hệ ngay thông tin bên dưới.

Dịch Vụ Kế Toán Online Chuyên Nghiệp: Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp, Kế Toán Thuế, Và Thủ Tục Pháp Lý

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc vận hành doanh nghiệp không chỉ yêu cầu khả năng lãnh đạo mà còn đòi hỏi sự chính xác và hiệu quả trong các quy trình tài chính và pháp lý. Để đáp ứng nhu cầu này, dịch vụ kế toán online đã trở thành một giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, và thủ tục pháp lý.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, quy trình này thường phức tạp và đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và quy định hiện hành.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp Online

Quy Trình Thực Hiện

  1. Tư vấn ban đầu: Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

  2. Chuẩn bị tài liệu: Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện giấy tờ theo yêu cầu pháp lý.

  3. Đăng ký trực tuyến: Thực hiện các bước nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử.

  4. Theo dõi tiến độ: Cập nhật thông tin và kết quả cho khách hàng.


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một trong những lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao. Đối với các doanh nghiệp, việc không tuân thủ các quy định thuế có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bị xử phạt hoặc truy thu thuế.

Tại Sao Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online?

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp lý doanh nghiệp là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm thực tế. Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp online cung cấp giải pháp toàn diện cho các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Các Lĩnh Vực Hỗ Trợ Chính

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Online


4. Hỗ Trợ Làm Các Thủ Tục Cho Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, hỗ trợ thủ tục hành chính cũng là một phần không thể thiếu để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Các thủ tục này bao gồm:

Ưu Điểm Của Dịch Vụ Kế Toán Online Trong Hỗ Trợ Thủ Tục


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán online hàng đầu, chúng tôi cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng:


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn tối ưu hóa quy trình tài chính và pháp lý, đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi tự tin là đối tác đáng tin cậy, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp!

Danh sách công ty.

 

Exit mobile version