Tổng hợp các hành vi vi phạm quy định về thử việc tại Bộ luật Lao động và mức phạt vi phạm tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động
Quy định về thử việc (tại Bộ luật Lao động số: 45/2019/QH14) |
Mức phạt vi phạm đối với người sử dụng lao động (tại Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lầnđối với một công việc
(Theo điều 25 của Bộ luật Lao động) |
Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
(Theo điểm a, khoản 2, điều 10 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
(Theo điều 25 của Bộ luật Lao động)
|
Thử việc quá thời gian quy định: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
(Theo điểm b, khoản 2, điều 10 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
(Theo điều 26 của Bộ luật Lao động) |
Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
(Theo điểm c, khoản 2, điều 10 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
(Theo khoản 3, điều 24 của Bộ luật Lao động) |
Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
(Theo điểm a, khoản 1, điều 10 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
(Theo khoản 1, điều 27 của Bộ luật Lao động) |
Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng
(Theo điểm b, khoản 1, điều 10 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
(Theo khoản 1, điều 27 của Bộ luật Lao động) |
Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
(Theo điểm d, khoản 2, điều 10 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
Chi tiết và đầy đủ hơn các quy định về lao động thử việc thì các bạn vui lòng xem tại đây:
Quy định về lao động thử việc: thời gian, lương thử việc, BHXH, thuế TNCN |
Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng lưu ý với các bạn về mức phạt và nguyên tắc áp dụng xử phạt vi phạm như sau:
Theo điều 6 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì:
Nên mức phạt bên trên là mức phạt dành cho người sử dụng lao động là cá nhân, còn đối với người sử dụng lao động là tổ chức (như doanh nghiệp,…) thì mức phạt phải gấp 2 lần mức phạt bên trên
Các sai phạm về tiền lương sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính
Dịch vụ tại dichvuketoan.online của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!
Liên hệ ngay để nhận ưu đãi đặc biệt hôm nay!