Mẫu quy chế tiền lương thưởng của Công ty cổ phần, công ty TNHH mới nhất năm 2025. Download mẫu quy chế lương thưởng, phụ cấp, hỗ trợ cho người lao động miễn phí tại Kế toán Thiên Ưng
Quy định về chi phí tiền lương thưởng phụ cấp cho người lao động:
Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Chi phụ cấp cho người lao động đi công tác, chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn, chứng từ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại, tiền ở, phụ cấp cho người lao động đi công tác và thực hiện đúng theo quy chế tài chính hoặc quy chế nội bộ của doanh nghiệp thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại, tiền ở, tiền phụ cấp.
Mẫu quy chế lương lưởng trong doanh nghiệp của Kế toán Thiên Ưng để các bạn tham khảo:
QUY CHẾLƯƠNG THƯỞNGCHẾ ĐỘ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG – Quy định về các khoản mà người lao động nhận được khi tham gia làm việc tại công ty.
– Quy định về cách tính lương, mức hưởng của các khoản tiền lương và phụ cấp theo lương. – Quy định về việc trả lương, trả thưởng cho từng cá nhân, từng bộ phận, nhằm khuyến khích người lao động làm việc, hoàn thành tốt công việc theo chức danh và đóng góp quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. – Đảm bảo đời sống cho người lao động Công ty yên tâm công tác, đáp ứng được mức sống cơ bản của cho người lao động Công ty. – Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động về lương thưởng và các chế độ cho người lao động. II. Căn cứ theo: – Căn cứ Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2019
– Căn cứ Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động – Căn cứ Luật làm việc – Luật số 38/2013/QH13. – Căn cứ Nghị định Số Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. – Căn cứ Luật Doanh nghiệp – Luật số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 – Căn cứ vào điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. – Căn cứ vào biên bản họp Hội đồng thành viên ngày 31/12/2024 về việc thông qua quy chế trả lương, thưởng của công ty từ ngày 01 tháng 01 năm 2025. III – Phạm Vi: Áp dụng cho toàn bộ người lao động tham gia làm việc tại công ty.
IV – NỘI DUNG: PHẦN I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 2. Lương đóng BHXH: Là mức tiền lương và phụ cấp lương theo quy định của luật bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 và Luật Bảo hiểm hội số 41/2024/QH15 ban hành ngày 29/6/2024, có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. 3. Lương thử việc: hưởng 85% lương mức lương của công việc đó. 4. Lương khoán: Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành. 5. Cách tính lương: Áp dụng hình thức trả lương theo thời gian làm việc thực tế trong tháng trên 26 ngày. 6. Lương thời gian: được áp dụng cho toàn thể nhân viên và lãnh đạo tham gia làm việc trong công ty. PHẦN II
CÁC KHOẢN PHỤ CẤP VÀ TRỢ CẤP Ngoài lương chính được thoả thuận và ghi cụ thể trong Hợp đồng lao động thì người lao động còn nhận được các khoản phụ cấp, trợ cấp như sau: 1. Phụ cấp:
Ghi chú: – Đây là mức phụ cấp cao nhất mà người lao động được phân công làm việc theo các chức danh trên có thể nhận được.
– Mức hưởng cụ thể được ghi trong Hợp đồng lao động hoặc quyết định của hội đồng thành viên cho từng cá nhân. – Mức hưởng trên là tính cho 1 tháng đi làm đầy đủ theo 26 ngày công. 2. Các khoản phúc lợi khác: PHẦN III
TÍNH VÀ TRẢ LƯƠNG 2. Căn cứ để tính lương cho người lao động: dựa vào thời gian làm việc trên bảng chấm công.
4. Tiền lương làm việc thêm giờ: được tính theo quy định hiện hành của Bộ Luật Lao Động như sau: 5. Công tác phí: a) Cán bộ đến công tác tại các Thành phố lớn (TP. Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, TP. Đà Nẵng) và các tỉnh đồng bằng, trung du được hưởng phụ cấp 350.000đ/ngày.
b) Cán bộ đến công tác tại vùng núi cao, hải đảo, biên giới, vùng sâu được hưởng phụ cấp 500.000đ/ngày. c) Ngoài tiền phụ cấp lưu trú trên người lao động sẽ được thanh toán toàn bộ chi phí đi lại, chỗ ở theo thực tế phát sinh (theo chứng từ xác nhận). 6. Những ngày nghỉ được hưởng nguyên lương: a) Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; + 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. b) Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
Cụ thể: Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động trong trường hợp này được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm. c) Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ. Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm nêu trên là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm. d) Trong trường hợp người lao động đang làm việc nhưng trong năm đó người lao động chưa nghỉ hết số ngày nghỉ phép hằng năm thì không được thanh toán tiền lương của những ngày nghỉ phép còn lại. CHƯƠNG IV
CHẾ ĐỘ VÀ THỦ TỤC XÉT NÂNG LƯƠNG 1. Về chế độ xét nâng lương : Mỗi năm, lãnh đạo Công ty xét nâng lương cho nhân viên một lần vào tháng thứ 04 của năm. 2. Niên hạn và đối tượng được trong diện xét nâng lương: Các nhân viên đã có đủ niên hạn hai năm hưởng ở một mức lương (kể từ ngày xếp lương lần kế với ngày xét lên lương mới) với điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và không vi phạm Nội qui lao động. Nếu có vi phạm thì không được vào diện xét. Năm sau mới được xét nâng lương, với điều kiện không tái phạm kỷ luật lao động. 3.Thủ tục xét nâng lương: Đến, kỳ xét duyệt nâng lương Ban lãnh đạo Công ty sẽ họp và công bố việc xét duyệt để xét duyệt. Đối với nhân viên chưa đuợc xét nâng lương thì Giám đốc điều hành sẽ giải thích để nhân viên yên tâm. 4. Mức nâng của mỗi bậc lương: từ 10% – 20% mức lương hiện tại tuỳ theo kết quả kinh doanh của công ty trong năm. PHẦN V
CHẾ ĐỘ THƯỞNG – PHẠT 1. Thưởng doanh số giới thiệu học viên: 2. Thưởng cuối năm: (Tết âm lịch) 3. Thưởng lễ 30/4 & 1/5, Ngày quốc khách, Tết Dương lịch: Trên đây là nội dung bản qui định về trả tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ – trợ cấp được áp dụng đối với toàn thể Cán bộ CNV Công ty, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành. Giao cho Trưởng phòng HCNS và Kế toán trưởng Công ty, triển khai thực hiện.
|
Bước 1: Để lại mail ở phần bình luận bên dưới
Bước 2: Gửi yêu cầu vào mail: ketoanthienung@gmail.com (Tiêu đề ghi rõ Tài liệu muốn tải)
Dịch vụ tại dichvuketoan.online của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!
Liên hệ ngay để nhận ưu đãi đặc biệt hôm nay!