Site icon Dịch Vụ Kế Toán Trực Tuyến

Làm việc bao nhiêu ngày trong tháng thì được tham gia bảo hiểm xã hội?

Làm việc bao nhiêu ngày trong tháng thì được tham gia bảo hiểm xã hội?

“Làm việc bao nhiêu ngày trong tháng thì được tham gia bảo hiểm xã hội?” chính là câu hỏi được nhiều người sử dụng lao động cũng như người lao động quan tâm. Vậy, pháp luật có quy định như thế nào về vấn đề này? Trong bài viết dưới đây, dichvuketoan.online sẽ cung cấp thông tin để giải đáp về số ngày làm việc được tham gia bảo hiểm xã hội theo đúng quy định trong bài viết dưới đây.

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội được hiểu là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do các nguyên nhân như ốm đau, thai sản,….dựa trên cơ sở đóng bảo hiểm xã hội. Chính sách này nhằm bảo vệ người lao động khi họ không còn khả năng làm việc hoặc mất việc làm.

Định nghĩa về bảo hiểm xã hội cũng được nêu rõ tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 số 58/2014/QH13 như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

2. Quy định về thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội trong tháng

Quy định về thời gian tham gia Bảo hiểm xã hội

Căn cứ vào Khoản 4, 5 và 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, quy định về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trong tháng được nêu rõ như sau:

4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động.

Như vậy, người lao động không làm việc và không hưởng tiền tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.

VÍ DỤ:

Trường hợp 1: Chị A hiện đang làm việc và có hợp đồng lao động tại công ty X. Tháng 12/2021 chị bị ốm đột xuất phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ ngày 1/12 đến ngày 17/12. Hỏi, chị A có phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 12/2021 không?

Trả lời: Giả sử thời gian làm việc thực tế của doanh nghiệp X là 6 ngày/tuần (nghỉ chủ nhật), thì chị A đã nghỉ hưởng chế độ ốm đau tổng cộng 15 ngày làm việc. Vì trong tháng phát sinh hơn 14 ngày không làm việc và hưởng lương nên chị A không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 12. Tuy nhiên, chị A vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.


Trường hợp 2: Anh B hiện đang làm việc và có hợp đồng lao động tại công ty Y. Tháng 12/2021 anh B có nghỉ chế độ do có vợ sinh con từ ngày 6/12 đến ngày 10/12. Sau đó, anh B tiếp tục nghỉ ốm đau từ ngày 13/12 đến ngày 24/12. Hỏi, anh B có phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 12 không?

Trả lời: Giả sử thời gian làm việc thực tế của doanh nghiệp Y là 6 ngày/tuần (nghỉ chủ nhật), thì anh B đã nghỉ hưởng chế độ thai sản (chế độ cho chồng có vợ sinh con) tổng 5 ngày làm việc. Sau đó, anh B tiếp tục nghỉ hưởng chế độ ốm đau 10 ngày làm việc. Như vậy, trong tháng 12, anh B đã nghỉ tổng 15 ngày làm việc và không hưởng lương (hưởng chế độ) nên anh B không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 12.


Trường hợp 3: Chị C hiện đang làm việc và có hợp đồng lao động tại công ty Z. Tháng 12/2021 chị có thời gian nghỉ từ ngày 1/12 đến ngày 20/12 do công ty thỏa thuận cho chị ngừng việc vì COVID-19, chị C có nhận lương ngừng việc. Sau đó, vì tình hình dịch bệnh kéo dài, chị thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương từ ngày việc riêng từ ngày 21/12 đến hết tháng. Hỏi, chị C có phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 12 không?

Trả lời: Giả sử thời gian làm việc thực tế của doanh nghiệp Z là 6 ngày/tuần (nghỉ chủ nhật), thì chị C có nghỉ và nhận lương ngừng việc 14 ngày làm việc. Sau đó, chị nghỉ không hưởng lương 9 ngày làm việc. Vì chị C vẫn nhận lương ngừng việc nên chị C vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 12.


Trường hợp 4: Chị D hiện đang làm việc và có hợp đồng lao động tại công ty E. Tháng 12/2021 chị có thời gian thỏa thuận nghỉ không lương với công ty từ ngày 1/12 đến ngày 10/12. Sau đó, ngày 11/12 chị xin nghỉ thai sản (chị đủ điều kiện nghỉ chế độ thai sản). Hỏi, chị D có phải đóng bảo hiểm xã hội tháng 12 không?

Trả lời: Giả sử thời gian làm việc thực tế của doanh nghiệp E là 6 ngày/tuần (nghỉ chủ nhật), thì chị D có thời gian nghỉ không hưởng lương là 8 ngày làm việc. Sau đó, chị E nghỉ hưởng chế độ thai sản. Như vậy, tháng 12 chị D xem như được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản và không phải đóng bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế, nhưng chị vẫn được tính tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tháng 12.

3. Kết luận

Thời gian làm việc trong tháng tham gia bảo hiểm xã hội là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của người làm C&B. Thực tế, công thức tính đã khá rõ ràng nhưng nhiều đơn vị doanh nghiệp lại không quan tâm đến quy định này. Đây cũng là một trong những vấn đề nhức nhối dẫn đến phạt truy đóng bảo hiểm xã hội hoặc bảo hiểm y tế.

Để chấm dứt hoàn toàn những nỗi lo về vi phạm một vài lỗi sai không đáng có, doanh nghiệp nên lưu ngay Bảng Rà Soát Hồ Sơ C&B của dichvuketoan.online được đặt trong link bên dưới hoàn toàn miễn phí. Bảng rà soát sẽ bao gồm gần như đầy đủ các vấn đề thường gặp khi thanh tra C&B kèm căn cứ pháp lý tham chiếu.

Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn tăng sự đảm bảo về vấn đề thanh tra truy thu đến mức tối đa, đừng ngần ngại liên hệ ngay dichvuketoan.online theo thông tin bên dưới để được tư vấn hoàn toàn miễn phí về Dịch Vụ C&B hoặc Dịch Vụ Rà Soát Hồ Sơ C&B của chúng tôi:

Hiện tại, dichvuketoan.online vẫn đang triển khai chương trình nhận phân tích hồ sơ C&B hoàn toàn miễn phí, áp dụng đối với những doanh nghiệp hoàn thành bảng khảo sát thực trạng hồ sơ C&B. Click vào link bên dưới và thực hiện khảo sát ngay để được tư vấn nhanh chóng nhất:

[wptb id=9754]

Dịch Vụ Kế Toán Online Chuyên Nghiệp: Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp, Kế Toán Thuế, Và Thủ Tục Pháp Lý

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc vận hành doanh nghiệp không chỉ yêu cầu khả năng lãnh đạo mà còn đòi hỏi sự chính xác và hiệu quả trong các quy trình tài chính và pháp lý. Để đáp ứng nhu cầu này, dịch vụ kế toán online đã trở thành một giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, và thủ tục pháp lý.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, quy trình này thường phức tạp và đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và quy định hiện hành.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp Online

Quy Trình Thực Hiện

  1. Tư vấn ban đầu: Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

  2. Chuẩn bị tài liệu: Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện giấy tờ theo yêu cầu pháp lý.

  3. Đăng ký trực tuyến: Thực hiện các bước nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử.

  4. Theo dõi tiến độ: Cập nhật thông tin và kết quả cho khách hàng.


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một trong những lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao. Đối với các doanh nghiệp, việc không tuân thủ các quy định thuế có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bị xử phạt hoặc truy thu thuế.

Tại Sao Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online?

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp lý doanh nghiệp là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm thực tế. Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp online cung cấp giải pháp toàn diện cho các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Các Lĩnh Vực Hỗ Trợ Chính

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Online


4. Hỗ Trợ Làm Các Thủ Tục Cho Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, hỗ trợ thủ tục hành chính cũng là một phần không thể thiếu để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Các thủ tục này bao gồm:

Ưu Điểm Của Dịch Vụ Kế Toán Online Trong Hỗ Trợ Thủ Tục


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán online hàng đầu, chúng tôi cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng:


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn tối ưu hóa quy trình tài chính và pháp lý, đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi tự tin là đối tác đáng tin cậy, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp!

Danh sách công ty.

 

Exit mobile version