Hợp đồng khoán việc (hay còn gọi là hợp đồng giao khoán hoặc hợp đồng thuê khoán việc) là sự thỏa thuận của hai bên: bên giao khoán và bên nhận khoán. Trong đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và khi hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.
Trong bộ luật lao động số 45/2019/QH14 thì không có quy định loại hợp đồng khoán việc => Do đó không có quy định cụ thể về nội dung chủ yếu, phải có trên hợp đồng khoán việc
Nhưng trong chế độ kế toán tại Thông tư 200/2014/TT-BTC về Chế độ kế toán doanh nghiệp thì lại có mẫu chứng từ 08-LĐTL là Hợp đồng giao khoán và chứng từ mẫu 09-LĐTL là Biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán
Theo đó thì:
+ Mẫu hợp đồng giao khoán theo TT 200 và TT 133
+ Mẫu biên bản thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán theo TT 200 và TT 133
Hợp đồng khoán việc | Hợp đồng lao động |
Hợp đồng khoán việc là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận khoán, ngoài việc sử dụng sức lao động con người, họ còn phải tự mua sắm trang bị công cụ lao động (đối với trường hợp khoán nhân công) và có khi bao gồm cả chi phí nguyên liệu, vật liệu (đối với trường hợp khoán trọn gói) để hoàn thành công việc giao khoán. | Hợp đồng lao động là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận việc chỉ cần dùng sức lao động để hoàn thành mọi yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện công việc do người sử dụng lao động giao. |
Hợp đồng khoán việc thường mang tính thời vụ, vụ việc ngắn hạn, không ổn định. | Hợp đồng lao động thường mang tính ổn định, lâu dài. |
Người nhận giao khoán phải bỏ toàn bộ (một phần) vật chất, sức lao động để hoàn thành công việc, và nhận phần tiền công của mình. | Người lao động chỉ cần dùng sức lao động của mình để hoàn thành công việc do người sử dụng lao động giao và nhận tiền lương. |
Bên nhận khoán việc chủ động thực hiện công việc miễn sao đảm bảo yêu cầu và thời hạn bàn giao kết quả công việc cho bên khoán việc | Người lao động làm việc dưới sự chỉ đạo, giám sát của người sử dụng lao động. |
3. Cách tính Thuế TNCN đối với lao động khoán việc:
+ Nếu trả từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì doanh nghiệp thuê lao động khoán việc phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả thu nhập cho lao động khoán việc.
4. Chi phí tiền lương, tiền công của lao động khoán việc
5. Lao động khoán việc có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Nên:
Trường hợp Công ty ký kết hợp đồng giao khoán công việc với cá nhân hoặc với đại diện nhóm công nhân thì người lao động nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc
6. Một vài các công văn đáng chú ý hướng dẫn về hợp đồng giao khoán của lao động khoán việc
Công văn 13533/CTHDU-TTHT của Cục Thuế tỉnh Hải Dương về việc chính sách thuế
|
CÔNG VĂN 42366/CTHN-TTHT NGÀY 19/06/2023 VỀ KHẤU TRỪ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN DO CỤC THUẾ THÀNH PHỐ HÀ NỘI BAN HÀNH
Kính gửi: Công ty TNHH Du lịch Trâu Việt Nam
(Địa chỉ: 33 Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội – MST: 0101314122) Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số CV/2023-02 ngày không đề ngày của Công ty TNHH Du lịch Trâu Việt Nam (sau đây gọi là Công ty) hỏi về việc khấu trừ thuế TNCN. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
|
Dịch vụ tại dichvuketoan.online của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!
Liên hệ ngay để nhận ưu đãi đặc biệt hôm nay!