Cách hạch toán chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn: Hạch toán nhận tiền trợ cấp thai sản của BHXH, hạch toán trả trợ cấp thai sản cho người lao động theo Thông tư 200 và 133:
Tổng quan về cách chi trả tiền trợ cấp thai sản, ốm đau, dưỡng sức sau sinh:
– Các khoản này đều do cơ quan bảo hiểm chi trả (doanh nghiệp không phải chi trả nên không liên quan gì tới chi phí của doanh nghiệp cả)
+ Tùy thuộc vào hình thức nhận khoản tiền trợ cấp thai sản, ốm đau, dưỡng sức sau sinh này mà kế toán xác định xem có cần phải hạch toán vào sổ sách kế toán hay không?
Rồi đến khi doanh nghiệp chi trả lại số tiền trợ cấp này cho người lao động => Tiền của doanh nghiệp giảm xuống => Doanh nghiệp phải hạch toán cho số tiền giảm xuống này
(Trên hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thai sản, ốm đau, dưỡng sức sau sinh ghi số tài khoản nhận tiền trợ cấp là số tài khoản ngân hàng của cá nhân người lao động)
=> Việc chi trả này chỉ liên quan đến cơ quan bảo hiểm và cá nhân người lao động (người được hưởng tiền trợ cấp) mà không liên quan đến doanh nghiệp => Doanh nghiệp không phải hạch toán gì cả
+ Tài khoản sử dụng: vì các khoản tiền trợ cấp này đề là chế độ của bảo hiểm xã hội nên sẽ hạch toán vào:
Xem thêm: Chế độ thai sản mới nhất
Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu cách hạch toán tiền trợ cấp thai sản, ốm đau, dưỡng sức sau sinh trong trường hợp cơ quan bảo hiểm chi trả tiền trợ cấp vào tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp:
Căn cứ vào giấy báo cáo của ngân hàng để hạch toán:
Căn cứ vào chứng từ thanh toán để hạch toán như sau:
+ TH1: Nếu doanh nghiệp chi trả tiền trợ cấp cho người lao động bằng tiền mặt
Lưu ý: Các bạn cũng có thể hạch toán thông qua TK 334 theo hướng dẫn tại chế độ kế toán tại thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Điều 53. Tài khoản 334 – Phải trả người lao động
3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
c) Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn,…) phải trả cho công nhân viên, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341).
Điều 57. Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
3.3 Kế toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ
– BHXH phải trả cho công nhân viên khi nghỉ ốm đau, thai sản…, ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3383)
Có TK 334 – Phải trả người lao động.
Cụ thể các bút toán như sau:
Khi nhận được tiền từ cơ quan bảo hiểm, hạch toán:
+ Bút toán 1: Hạch toán tăng số tiền đã nhận được từ cơ quan bảo hiểm
Nợ TK 111/112: Số tiền nhận được
Có TK 3383: Số tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho NLĐ
+ Bút toán 2: Tính số tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho NLĐ
Nợ TK 3383: Số tiền BHXH phải trả cho NLĐ
Có TK 334: Số tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho NLĐ
Khi thanh toán tiền trợ cấp cho NLĐ, hạch toán:
Nợ TK 334: Số tiền bảo hiểm xã hội phải trả cho NLĐ
Có TK 111/112: Số tiền đã chi trả cho NLĐ
|
Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo thêm: Cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm
Các bạn muốn học làm kế toán thực tế: Kê khai thuế GTGT, TNCN hàng tháng quý, hạch toán làm sổ sách, lương, BHXH, lập báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNCN, TNDN …
=> có thể tham gia: Lớp học thực hành kế toán tổng hợp thực tế
Dịch vụ tại dichvuketoan.online của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!
Liên hệ ngay để nhận ưu đãi đặc biệt hôm nay!