Cách hạch toán tiền lương và bảo hiểm các khoản trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn; Hạch toán tạm ứng lương, hạch toán thuế TNCN của nhân viên, cách hạch toán tiền chế độ thai sản… theo Thông tư 200 và 133 mới nhất.
Các tài khoản sẽ sử dung khi hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương:
+ Tài khoản kế toán 334 – Phải trả người lao động: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
+ Tài khoản 3382 – Kinh phí công đoàn:
– Trước khi tìm hiểu về cách hạch toán chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương, các bạn có thể xem thêm bài viết: Điều kiện để đưa chi phí tiền lương vào chi phí hợp lý, những giấy tờ, thủ tục cần thiết.
1. Hạch toán chi phí tiền lương:
Căn cứ vào bảng tính lương, phiếu tính lương để hạch toán chi phí tiền lương cho từng bộ phận mà NLĐ đang làm việc:
Đối với DN hạch toán theo TT 200 | Đối với DN hạch toán theo TT 133 |
Nợ TK 641 – Tiền lương của bộ phận bán hàng Nợ TK 642 – Tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 622 – Tiền lương của nhân công trực tiếp SX sản phẩm, thực hiện dịch vụ. Nợ TK 623 – Tiền lương cho công nhân điều khiển xe, máy, phục vụ xe, máy Nợ TK 627 – Tiền lương của nhân viên của phân xưởng; quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất Có TK 334: Tổng số tiền lương thực tế phải trả trong tháng
|
Nợ TK 6421 – Tiền lương của bộ phận bán hàng Nợ TK 6422 – Tiền lương của bộ phận quản lý doanh nghiệp Nợ TK 514 – Tiền lương của bộ phận sản xuất, dịch vụ… Có TK 334: Tổng số tiền lương thực tế phải trả trong tháng
|
2. Hạch toán các khoản trích theo lương:
Các khoản trích theo lương gồm có:
* Bảo hiểm bắt buộc:
Loại Bảo Hiểm | ||||
Đối tượng | Bảo Hiểm Xã Hội | Bảo Hiểm Y Tế | Bảo Hiểm Thất Nghiệp | Tổng Cộng các khoản bảo hiểm |
Doanh nghiệp đóng | 17,5% | 3% | 1% | 21,5% |
Người lao động đóng | 8% | 1,5% | 1% | 10,5% |
Tổng cộng | 25,5% | 4,5% | 2% | 32% |
Tỷ lệ trích nêu trên được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 595/QĐ-BHXH
* Kinh phí công đoàn:
(Người lao động không phải đóng kinh phí công đoàn. Nếu NLĐ tham gia vào tổ chức công đoàn của cơ sở thì phải đóng đoàn phí công đoàn)
Ví dụ 1: Công ty Kế Toán Thiên Ưng ký hợp đồng lao động 36 tháng với bà Trần Thị Trà My, Công việc: Kế Toán (Thuộc bộ phận quản lý)
=> Vì HĐLĐ có thời hạn là 36 tháng => Thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc => Đã tham gia bảo hiểm bắt buộc với mức tiền lương là 10.000.000đ
thì hàng tháng công ty Thiên Ưng sẽ phải trích các khoản bảo hiểm theo lương như sau:
* Trích trừ vào tiền lương của NLĐ phần tỷ lệ 10,5% mà NLĐ phải đóng: = 10.000.000đ x 10,5% = 1.050.000đ
Chi tiết từng loại bảo hiểm như sau:
Loại bảo hiểm: | BHXH | BHYT | BHTN | Tổng cộng |
Tỷ lệ % người sử dụng lao động phải trích đóng | 8% | 1,5% | 1% | 10,5% |
Số tiền phải trích trừ vào lương (= Lương tham gia bảo hiểm X tỷ lệ %) |
= 10.000.000đ x 8% = 800.000đ | = 10.000.000đ x 1,5% = 150.000đ | = 10.000.000đ x 1% = 100.000đ | = 10.000.000đ x 10,5% = 1.050.000đ |
* Trích bảo hiểm tính vào chi phí của doanh nghiệp phần tỷ lệ 21.5% mà người sử dụng lao động phải đóng: = 10.000.000đ x 21,5% = 2.150.000đ
Chi tiết từng loại bảo hiểm như sau:
Loại bảo hiểm: | BHXH | BHYT | BHTN | Tổng cộng |
Tỷ lệ % người lao động phải trích đóng | 17,5% | 3% | 1% | 21,5% |
Số tiền phải trích trừ vào lương (= Lương tham gia bảo hiểm X tỷ lệ %) |
= 10.000.000đ x 17,5% = 1.750.000đ | = 10.000.000đ x 3% = 300.000đ | = 10.000.000đ x 1% = 100.000đ | = 10.000.000đ x 21,5% = 2.150.000đ |
* Trích kinh phí công đoàn tính vào chi phí của doanh nghiệp: = 10.000.000đ x 2% = 200.000đ
2.1. Hạch toán trích bảo hiểm bắt buộc theo lương đóng bảo hiểm:
2.1.1. Trích khoản bảo hiểm trừ vào lương của nhân viên:
Đối với DN hạch toán theo TT 200 | Đối với DN hạch toán theo TT 133 |
Nợ TK 334: Tổng tiền bảo hiểm trừ vào lương của NV Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế Có TK 3386 – Bảo Hiểm Thất nghiệp |
Nợ TK 334: Tổng tiền bảo hiểm trừ vào lương của NV Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế Có TK 3385 – Bảo Hiểm Thất nghiệp |
Theo thông tin tại ví dụ 1 nêu trên thì hạch toán như sau: Nợ TK 334: 1.050.000 Có TK 3383: 800.000 Có TK 3384: 150.000 Có TK 3386: 100.000 |
Theo thông tin tại ví dụ 1 nêu trên thì hạch toán như sau: Nợ TK 334: 1.050.000 Có TK 3383: 800.000 Có TK 3384: 150.000 Có TK 3385: 100.000 |
2.1.2. Trích khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn tính vào chi phí của doanh nghiệp:
Đối với DN hạch toán theo TT 200 | Đối với DN hạch toán theo TT 133 |
Nợ TK 641/ 642/622/627: Tổng số tiền DN phải trích vào CP cho từng bộ phận
Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế Có TK 3386 – Bảo Hiểm Thất nghiệp Lưu ý: |
Nợ TK 6421/ 6422/154: Tổng số tiền DN phải trích vào CP cho từng bộ phận
Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn
Có TK 3383 – Bảo Hiểm Xã Hội Có TK 3384 – Bảo Hiểm Y Tế Có TK 3385 – Bảo Hiểm Thất nghiệp |
Lưu ý: Cần hạch toán chi phí chi tiết cho từng bộ phận mà NLĐ đang làm việc | |
Theo thông tin tại ví dụ 1 nêu trên thì NLĐ đang làm việc tại bổ phận quản lý nên hạch toán như sau: Nợ TK 642: Tổng BH + KPCĐ = 2.150.000 + 200.000 = 2.350.000 Có TK 3382: 200.000
Có TK 3383: 1.750.000 Có TK 3384: 300.000 Có TK 3386: 100.000 |
Theo thông tin tại ví dụ 1 nêu trên thì NLĐ đang làm việc tại bổ phận quản lý nên hạch toán như sau: Nợ TK 6422: 2.350.000 Có TK 3382: 200.000
Có TK 3383: 1.750.000 Có TK 3384: 300.000 Có TK 3385: 100.000 |
Đối với DN hạch toán theo TT 200 | Đối với DN hạch toán theo TT 133 |
Nợ TK 3382: Số tiền KPCĐ đã nộp Nợ TK 3383: Số tiền BHXH đã nộp Nợ TK 3384: Số tiền BHYT đã nộp Nợ TK 3386: Số tiền BHTN đã nộp Có TK 111/112: Số tiền thực nộp
|
Nợ TK 3382: Số tiền KPCĐ đã nộp Nợ TK 3383: Số tiền BHXH đã nộp Nợ TK 3384: Số tiền BHYT đã nộp Nợ TK 3385: Số tiền BHTN đã nộp Có TK 111/112: Số tiền thực nộp
|
Theo thông tin tại ví dụ 1 nêu trên và doanh nghiệp đã nộp đầy đủ tiền BH và KPCĐ bằng tiền gửi ngân hàng thì hạch toán như sau: Nợ TK 3382: 200.000 Nợ TK 3383: 800.000 + 1.750.000 = 2.550.000 Nợ TK 3384: 150.000 + 300.000 = 450.000 Nợ TK 3386: 100.000 + 100.000 = 200.000 Có TK 112: 3.400.000
|
Theo thông tin tại ví dụ 1 nêu trên và doanh nghiệp đã nộp đầy đủ tiền BH và KPCĐ bằng tiền gửi ngân hàng thì hạch toán như sau: Nợ TK 3382: 200.000 Nợ TK 3383: 2.550.000 Nợ TK 3384: 450.000 Nợ TK 3385: 200.000 Có TK 112: 3.400.000
|
3. Hạch toán thuế TNCN phải nộp (nếu có)
a. Khi trừ số thuế TNCN phải nộp vào lương của nhân viên:
Nợ TK 334 : Tổng số thuế TNCN khấu trừ
Có TK 3335 : Thuế TNCN
b. Khi nộp tiền thuế TNCN vào ngân sách:
Nợ TK 3335 : số Thuế TNCN phải nộp
Có TK 1111, 1121
—————————————————————————–
(Lưu ý tài khoản 141 – Tạm ứng: là khoản tiền tạm ứng
để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt của Doanh nghiệpCòn tạm ứng tiền lương là người lao động nhận trước tiền lương tháng đó của mình – Hạch toán vào TK 334)
+ Công ty Kế Toán Thiên Ưng áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC
+ Khi chi trả tiền lương, Công ty Kế Toán Thiên Ưng đã chi trả bằng tiền mặt
+ Khi nộp tiền bảo hiểm, KPCĐ, thuế TNCN => Công ty Kế Toán Thiên Ưng đã nộp bằng tiền gửi ngân hàng
Dưới đây, Kế Toán Thiên Ưng sẽ hạch toán các bút toán về tiền lương, bảo hiểm, thuế TNCN theo chế độ kế toán tại thông tư 200/2014/TT-BTC:
Các bạn muốn học làm kế toán thực tế: Tính thuế, Kê khai thuế, Lương, BHXH, hoàn thiện sổ sách, lập báo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNCN, TNDN …
=> có thể tham gia:
Dịch vụ tại dichvuketoan.online của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!
Liên hệ ngay để nhận ưu đãi đặc biệt hôm nay!