Hướng dẫn cách hạch toán ghi sổ nghiệp vụ thanh lý tài sản cố định, nhượng bán TSCĐ trên phần mềm Misa
Khi phát sinh nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thông thường sẽ phát sinh các hoạt động sau:
- Thành lập ban thanh lý TSCĐ gồm đại diện bộ phận sử dụng, kế toán, Giám đốc hoặc kế toán trưởng
- Sau khi thực hiện thanh lý, nhượng bán các bên cùng ký vào biên bản thanh lý TSCĐ
- Kế toán bán hàng xuất hóa đơn bán hàng và ghi nhận thu nhập khác từ việc bán TSCĐ
- Kế toán TSCĐ căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ, thực hiện ghi giảm TSCĐ cùng với việc ghi nhận doanh thu, chi phí liên quan đến việc ghi giảm TSCĐ
1. Cách hạch toán Thanh lý, nhượng bán TSCĐ
a. Ghi giảm TSCĐ được thanh lý, nhượng bán
-
Nợ TK 214 Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)
- Nợ TK 811 Chi phí khác (giá trị còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào SXKD
- Nợ TK 466 Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động dự án, sự nghiệp
- Nợ TK 353 Quỹ khen thưởng, phú lợi (giá trị còn lại) => Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi
- Có TK 211 Nguyên giá
b. Đồng thời, ghi nhận số thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Nợ TK 111, 112, 131…
- Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp (nếu có)
- Có TK 711, 3533…
c. Và ghi nhận chi phí chi cho việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Nợ TK 811, 3533
- Có TK 111, 112…
2. Các bước hạch toán ghi sổ nghiệp vụ Cách hạch toán Thanh lý, nhượng bán TSCĐ trên phần mềm Misa
Bước 1: Ghi giảm TSCĐ mang đi thanh lý
– Vào phân hệ “Tài sản” => chọn tab “Ghi giảm” => chọn chức năng “Thêm”.
– Chọn lý do ghi giảm là “Nhượng bán, thanh lý”.
– Tab “Tài sản”: khai báo thông tin tài sản bị ghi giảm, đồng thời chọn lại thông tin TK xử lý giá trị còn lại là TK 811.
– Vào phân hệ “Tài sản” => chọn tab “Ghi giảm” => chọn chức năng “Thêm”.
– Chọn lý do ghi giảm là “Nhượng bán, thanh lý”.
– Tab “Tài sản”: khai báo thông tin tài sản bị ghi giảm, đồng thời chọn lại thông tin TK xử lý giá trị còn lại là TK 811.
– Tab “Hạch toán”: ghi nhận bút toán ghi giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán.
– Các bạn ấn “Cất”.
Bước 2: Hạch toán doanh thu và chi phí (nếu có) do thanh lý, nhượng bán TSCĐ
– Vào phân hệ “Quỹ” => chọn tab “Thu, chi tiền” => chọn chức năng “Thêm/ Thu tiền”.
– Chọn lý do nộp là “Thu khác”.
+ Hạch toán doanh thu do thanh lý, nhượng bán TSCĐ, sau đó ấn “Cất”.
CHÚ Ý: Trong trường hợp cần xuất hóa đơn cho thanh lý, nhượng bán TSCĐ, sẽ hạch toán trên chứng từ bán hàng.
– Bỏ tích chọn “Kiêm phiếu xuất kho”.
– Tích chọn “Lập kèm hóa đơn”.
– Tích chọn “Lập kèm hóa đơn”.
KẾ TOÁN THIÊN ƯNG chúc các bạn làm tốt!
=============================
Nếu bạn muốn thành thạo các kỹ năng làm kế toán trên phần mềm Misa
Thì bạn có thể tham khảo “Khóa Học Thực Hành Kế Toán Trên Phần Mềm Misa“ tại Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng
Trong khóa học này, bạn sẽ được dạy cách lên sổ sách, lập báo cáo tài chính trên phần mềm Misa
Chi tiết về chương trình đào tạo bạn xem tại đây nhé: Khóa học thực hành kế toán trên Misa
=============================
=============================
Nếu bạn muốn thành thạo các kỹ năng làm kế toán trên phần mềm Misa
Thì bạn có thể tham khảo “Khóa Học Thực Hành Kế Toán Trên Phần Mềm Misa“ tại Công ty đào tạo Kế Toán Thiên Ưng
Trong khóa học này, bạn sẽ được dạy cách lên sổ sách, lập báo cáo tài chính trên phần mềm Misa
Chi tiết về chương trình đào tạo bạn xem tại đây nhé: Khóa học thực hành kế toán trên Misa
=============================
Dịch vụ tại dichvuketoan.online của Công ty TNHH Kiểm Toán Kế Toán Thuế Việt Nam là lựa chọn lý tưởng cho doanh nghiệp muốn tối ưu hóa quy trình, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp và tận tình nhất!
Liên hệ ngay để nhận ưu đãi đặc biệt hôm nay!