Cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2024
Báo cáo tình hình sử dụng lao động là một trong những nghiệp vụ bắt buộc nhưng phần lớn doanh nghiệp lại chưa chú ý thực hiện, dẫn đến những khoản truy thu không đáng có. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2024 mới nhất hiện hành để doanh nghiệp nắm bắt và thực hiện. Để khai trình lao động năm 2024, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động online hay trực tiếp như sau.
1. Cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2024 online
Để báo cáo tình hình lao động 6 tháng đầu năm 2024 online các bạn sẽ trải qua rất nhiều bước. Tuy nhiên dichvuketoan.online đã hệ thống lại để đưa ra 2 giai đoạn mà bạn cần hoàn thành như sau:
Giai Đoạn 1: Đăng ký tài khoản Dịch vụ công Quốc gia
Bước 1: Truy cập vào Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia “https://dichvucong.gov.vn/”
Bước 2: Chọn “Đăng ký”
Bước 3: Chọn đối tượng đăng ký là “Doanh nghiệp” và loại chứng thư số mà đơn vị sử dụng (thường là ký số USB Token)
Bước 4: Sau khi xác nhận, doanh nghiệp tiếp tục điền đầy đủ thông tin
Bước 5: Chọn “Đăng ký” để hoàn thành đăng ký tài khoản
Giai Đoạn 2: Báo cáo tình hình sử dụng lao động định kỳ
Bước 1: Truy cập vào Cổng Dịch Vụ Công Quốc Gia “https://dichvucong.gov.vn/”
Bước 2: Chọn “Đăng nhập” và chọn “Tài khoản cấp bởi DVC Quốc Gia”
Bước 3: Chọn mục “USB chữ ký số” để tiến hành đăng nhập
Bước 4: Sau khi hoàn thành đăng nhập, chọn mục “Dịch vụ công trực tuyến” để tiến hành khai báo tình hình lao động
Bước 5: Chọn cơ quan thực hiện là “Bảo hiểm xã hội Việt Nam” sau đó chọn “Tìm kiếm”
Bước 6: Trên màn hình hiện ra Danh sách các dịch vụ công do BHXH Việt Nam cung cấp => Chọn Thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và Báo cáo tình hình sử dụng lao động => Nộp trực tuyến
Bước 07: Sau khi được chuyển sang giao diện “Đăng ký thông tin cơ quan nhận báo cáo lao động” doanh nghiệp tiếp tục thực hiện theo các bước sau:
- (1) Chọn Sở LĐTBXH tại tỉnh/TP nơi doanh nghiệp đang tham gia BHXH
- (2) Điền đầy đủ “Mã đơn vị” và “Mã cơ quan BHXH” nơi doanh nghiệp đang tham gia BHXH
Bước 08: Chọn “Đăng ký” để hoàn tất quá trình
Bước 09: Sau khi lên thông báo hoàn thành cập nhật thông tin cơ quan nhận báo cáo lao động => chọn “Tiếp tục” để báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024
Như vậy, doanh nghiệp đã hoàn tất thủ tục khai trình lao động định kỳ hằng năm. Cổng dịch vụ công Quốc gia sẽ lấy dữ liệu lao động từ hệ thống cơ sở dữ liệu của bảo hiểm xã hội (yêu cầu doanh nghiệp phải có sử dụng bảo hiểm xã hội điện tử) để gửi Sở Lao động Thương binh và Xã Hội.
Lưu ý: Hiện nay một số địa phương vẫn yêu cầu doanh nghiệp thực hiện gửi hồ sơ trực tiếp hoặc thông qua email đến Sở Lao động – Thương binh và Xã Hội. Vậy nên để đảm bảo thủ tục đã hoàn tất và được Sở Lao động ghi nhận, doanh nghiệp cần liên hệ trực tiếp với Sở để được hướng dẫn chi tiết.
2. Cách nôp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2024 trực tiếp
Nếu các bạn không quen với việc nộp hồ sơ báo cáo lao động 6 tháng đầu năm 2024 online, các bạn cũng có thể thực hiện bằng cách nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động trực tiếp qua các bước trong bảng hướng dẫn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 của dichvuketoan.online, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị hồ sơ theo Mẫu số 01/PLI được đính kèm trong Phụ lục I của Nghị định 145/2020/NĐ-CP về báo cáo tình hình sử dụng lao động dành cho doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Tải mẫu số 01/PLI tại đây:
Bước 2: Điền thông tin vào báo cáo tình hình sử dụng lao động
Doanh nghiệp điền thông tin theo hướng dẫn sau:
- (1) Phần Kính gửi: Điền Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.
- (2) Vị trí việc làm phân loại theo:
- Cột số 8 – Nhà quản lý: Bao gồm lãnh đạo, quản lý làm việc trong các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giữ chức vụ có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ TW tới cấp xã.
- Cột số 9 – Chuyên môn kỹ thuật bậc cao: Bao gồm các ngành nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm ở trình độ đại học trở lên trong các lĩnh vực như KHKT, sức khỏe, giáo dục, kinh doanh quản lý, Công nghệ TTTT.
- Cột số 10 – Chuyên môn kỹ thuật bậc trung: Bao gồm ngành nghề đòi hỏi kiến thức, kinh nghiệm ở trình độ bậc trung về các lĩnh vực KHKT, sức khỏe, kinh doanh, VHXH, TTTT, giáo dục, CNTT…
Doanh nghiệp tra soát danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị và tiến hành nhập thông tin, sau đó ký tên, đóng dấu.
Bước 3: Nộp trực tiếp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ báo cáo trực tiếp đến Sở Lao động thương binh và Xã hội, sau đó thông báo đến cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp quận/huyện nơi đang đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Sau khi hoàn tất các bước trên, doanh nghiệp đã thực hiện thành công thủ tục khai trình lao động định kỳ.
3. Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2024
Mẫu báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024, được quy định theo Mẫu số 01/PLI ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, có các điểm cần lưu ý khi điền mẫu báo cáo lao động 6 tháng cuối năm 2024 như sau:
- Tên Mẫu và Số Mẫu: Mẫu mang tên “Báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024” với Số Mẫu là 01/PLI.
Đây là những điều cần chú ý khi điền Mẫu số 01/PLI, giúp đảm bảo rằng thông tin báo cáo về tình hình sử dụng lao động trong 6 tháng cuối năm 2024 là chính xác và đầy đủ để việc nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng cuối năm 2024 được trở nên suôn sẽ.
4. Cách điền mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm
Theo hướng dẫn, việc điền Mẫu 01/PLI để báo cáo tình hình sử dụng lao động năm 2024 được thực hiện như sau:
- Mục (1): Ghi rõ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Mục (2): Phân loại vị trí việc làm theo các tiêu chí sau:
- Cột (8) Nhà quản lý: Bao gồm những nhà lãnh đạo, quản lý trong các ngành, cấp bậc và các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp giữ các chức vụ quản lý, chỉ huy, điều hành từ trung ương tới cấp xã.
- Cột (9) Chuyên môn kỹ thuật bậc cao: Nhóm này gồm những nghề yêu cầu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong các lĩnh vực như khoa học và kỹ thuật, y tế, giáo dục, kinh doanh và quản lý, công nghệ thông tin và truyền thông, luật pháp, văn hóa, xã hội.
- Cột (10) Chuyên môn kỹ thuật bậc trung: Nhóm này gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở trình độ trung cấp (cao đẳng, trung cấp) trong các lĩnh vực như khoa học và kỹ thuật, y tế, kinh doanh
Lưu ý về cách điền mẫu 01/PLI báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm:
- Ghi chú (1): Địa điểm gửi báo cáo là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cùng với cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận, huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Ghi chú (2): Vị trí việc làm được phân loại như sau:
- Cột (8) Nhà quản lý: Bao gồm những nhà lãnh đạo, quản lý ở mọi cấp và trong mọi lĩnh vực, từ trung ương đến cấp xã.
- Cột (9) Chuyên môn kỹ thuật bậc cao: Bao gồm các nghề đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao (đại học trở lên) trong nhiều lĩnh vực.
- Cột (10) Chuyên môn kỹ thuật bậc trung: Bao gồm các nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở trình độ bậc trung (cao đẳng, trung cấp) trong nhiều lĩnh vực.
5. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 online
Theo Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Điều 73 Nghị định 35/2022/NĐ-CP, thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 được quy định như sau:
Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định 122/2020/NĐ-CP.
Định kỳ báo cáo:
- Mỗi 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi về lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, sử dụng Mẫu số 01/PLI Phụ lục I theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Đồng thời, thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, họ có thể gửi báo cáo bằng bản giấy, sử dụng Mẫu số 01/PLI Phụ lục I theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
- Đối với lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế, người sử dụng lao động cũng phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện, và Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế.
Báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tổng hợp tình hình thay đổi về lao động khi người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy, sử dụng Mẫu số 02/PLI Phụ lục I theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Mỗi 06 tháng, trước ngày 15 tháng 6, và hằng năm, trước ngày 15 tháng 12, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội báo cáo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn, qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, sử dụng Mẫu số 02/PLI Phụ lục I theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
- Trong trường hợp Sở Lao động – Thương binh và Xã hội không thể báo cáo qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia, họ có thể gửi báo cáo bằng bản giấy, sử dụng Mẫu số 02/PLI Phụ lục I theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP, đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Như vậy, thời hạn báo cáo tình hình sử dụng lao động (bao gồm thay đổi về lao động) được định kỳ là 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12).
6. Tại sao phải báo cáo tình hình lao động 6 tháng đầu năm 2024
Khai trình lao động hay còn được gọi là báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 là một nghiệp vụ được thực hiện định kỳ 02 lần một năm. Theo quy định, các doanh nghiệp cần chủ động thực hiện báo cáo để gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội vì thông thường sẽ không có văn bản hay thông báo nào để nhắc nhở doanh nghiệp về việc gần đến hạn chót nộp báo cáo lao động 6 tháng đầu năm 2024. Vậy nên, doanh nghiệp cần phải tự thực hiện khi đến hạn để tránh phát sinh truy thu.
Thực tế, nhiều doanh nghiệp đã và đang bỏ qua bước khai trình lao động định kỳ hằng năm nhưng vẫn không nhận được công văn thanh tra hay quyết định truy thu. Do vậy, doanh nghiệp dần không chú trọng nghiệp vụ này. Thế nhưng doanh nghiệp cần biết, nếu doanh nghiệp có bất cứ nghiệp vụ về bảo hiểm hay lao động đáng ngờ nào trong năm thì đều có thể bị thanh tra, và khi thanh tra, cán bộ sẽ kiểm tra chi tiết phần khai trình lao động.
Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết về khai trình lao động qua bài viết Khai Trình Lao Động: Nghiệp Vụ Bắt Buộc
7. Quy định về báo cáo tình hình lao động 6 tháng đầu năm 2024
Quy định mới nhất về khai trình lao động được đề cập trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP ban hành ngày 14/12/2020 có hiệu lực từ ngày 01/02/2021. Cụ thể:
Quy định về khai trình lao động lần đầu được nêu tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
“1. Người sử dụng lao động khai trình việc sử dụng lao động theo Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp.”
Như vậy, doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sau ngày 15/10/2020 thì không phải khai trình lần đầu nữa.
Quy định về khai trình lao động định kỳ được nêu tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP:
“2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Trường hợp người sử dụng lao động không thể báo cáo tình hình thay đổi lao động thông qua Cổng Dịch vụ công Quốc gia thì gửi báo cáo bằng bản giấy theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp tình hình thay đổi về lao động trong trường hợp người sử dụng lao động gửi báo cáo bằng bản giấy để cập nhật đầy đủ thông tin theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.”
Theo quy định trên thì doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo hằng năm chậm nhất vào ngày 05/06 và ngày 05/12.
8. Báo cáo tình hình sử dụng lao động 2023 có bắt buộc không?
Có bắt buộc. Báo cáo tình hình sử dụng lao động là việc bắt buộc đối với mọi doanh nghiệp. Nếu không thực hiện hay thực hiện sai sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo đúng pháp luật trong lĩnh vực lao động.
Mức phạt được quy định như sauCụ thể như sau:
- Phạt tiền từ 01 đến 03 triệu đồng: Trong trường hợp người sử dụng lao động không khai trình việc sử dụng lao động theo quy định (theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
- Phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng: Đối với vi phạm khi người sử dụng lao động không thực hiện báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định (theo điểm c khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Như vậy, việc tuân thủ quy định báo cáo tình hình sử dụng lao động không chỉ là nghĩa vụ pháp lý mà còn là biện pháp tránh xa các hình phạt hành chính mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt khi không thực hiện đúng quy trình.
Báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024 là một trong các nghiệp vụ thường niên mà doanh nghiệp phải thực hiện. Nghiệp vụ này có thao tác rất đơn giản nhưng lại thường bị bỏ qua và dẫn đến doanh nghiệp không có căn cứ giải trình khi vướng thanh tra lao động. Hy vọng, bài viết này có thể hỗ trợ cho quý doanh nghiệp thực hiện được cách làm báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024. Nếu các bạn thắc mắc gì về cách báo cáo tình hình sử dụng lao động 6 tháng đầu năm 2024 trên vui lòng liên hệ dichvuketoan.online đễ được hộ trợ miễn phí để kịp thời hạn nộp báo cáo lao động 6 tháng đầu năm 2024 nhé!
Dịch Vụ Kế Toán Online Chuyên Nghiệp: Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp, Kế Toán Thuế, Và Thủ Tục Pháp Lý
Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc vận hành doanh nghiệp không chỉ yêu cầu khả năng lãnh đạo mà còn đòi hỏi sự chính xác và hiệu quả trong các quy trình tài chính và pháp lý. Để đáp ứng nhu cầu này, dịch vụ kế toán online đã trở thành một giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, và thủ tục pháp lý.
1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp
Thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, quy trình này thường phức tạp và đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và quy định hiện hành.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp Online
-
Tư vấn chuyên sâu: Đội ngũ chuyên gia sẽ hỗ trợ bạn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp (công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân…).
-
Chuẩn bị hồ sơ: Đảm bảo hồ sơ đầy đủ và chính xác, bao gồm giấy phép kinh doanh, điều lệ công ty, và các giấy tờ liên quan.
-
Nộp hồ sơ trực tuyến: Giúp tiết kiệm thời gian và giảm thiểu sai sót trong quy trình đăng ký.
-
Hỗ trợ sau thành lập: Tư vấn các bước tiếp theo như mở tài khoản ngân hàng, đăng ký chữ ký số, và khai thuế ban đầu.
Quy Trình Thực Hiện
-
Tư vấn ban đầu: Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.
-
Chuẩn bị tài liệu: Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện giấy tờ theo yêu cầu pháp lý.
-
Đăng ký trực tuyến: Thực hiện các bước nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử.
-
Theo dõi tiến độ: Cập nhật thông tin và kết quả cho khách hàng.
2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế
Kế toán thuế là một trong những lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao. Đối với các doanh nghiệp, việc không tuân thủ các quy định thuế có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bị xử phạt hoặc truy thu thuế.
Tại Sao Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online?
-
Tiết kiệm chi phí: Không cần tuyển dụng và đào tạo nhân viên kế toán nội bộ.
-
Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Cập nhật kịp thời các thay đổi trong quy định thuế.
-
Báo cáo minh bạch: Cung cấp các báo cáo tài chính và thuế chính xác, đúng hạn.
-
Hỗ trợ 24/7: Dịch vụ kế toán online giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi tình hình tài chính mọi lúc, mọi nơi.
Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm
-
Kê khai thuế hàng tháng, quý, năm.
-
Lập báo cáo tài chính cuối năm.
-
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân.
-
Tư vấn các chính sách thuế mới nhất.
3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp
Pháp lý doanh nghiệp là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm thực tế. Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp online cung cấp giải pháp toàn diện cho các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Các Lĩnh Vực Hỗ Trợ Chính
-
Tư vấn hợp đồng: Soạn thảo, rà soát, và điều chỉnh hợp đồng kinh doanh.
-
Thủ tục pháp lý: Giải quyết tranh chấp, thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh, và giải thể doanh nghiệp.
-
Tư vấn nội quy công ty: Xây dựng và hoàn thiện các quy định nội bộ phù hợp với pháp luật.
-
Hỗ trợ pháp lý khác: Đăng ký bảo hộ thương hiệu, sở hữu trí tuệ.
Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Online
-
Tiết kiệm thời gian: Mọi quy trình được thực hiện trực tuyến, nhanh chóng và hiệu quả.
-
Đội ngũ chuyên gia: Được tư vấn bởi các luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp.
-
Chi phí hợp lý: Dịch vụ online giúp tối ưu hóa chi phí so với các phương pháp truyền thống.
4. Hỗ Trợ Làm Các Thủ Tục Cho Doanh Nghiệp
Bên cạnh các dịch vụ chính, hỗ trợ thủ tục hành chính cũng là một phần không thể thiếu để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Các thủ tục này bao gồm:
-
Thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện: Chuẩn bị hồ sơ và làm việc với cơ quan chức năng.
-
Đăng ký giấy phép con: Giấy phép kinh doanh ngành nghề đặc thù như xây dựng, thực phẩm, y tế…
-
Khai báo lao động: Hỗ trợ đăng ký bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động.
-
Thay đổi thông tin doanh nghiệp: Cập nhật thay đổi về địa chỉ, vốn điều lệ, người đại diện pháp luật.
Ưu Điểm Của Dịch Vụ Kế Toán Online Trong Hỗ Trợ Thủ Tục
-
Đồng bộ thông tin: Tất cả dữ liệu được lưu trữ và quản lý tập trung trên nền tảng online.
-
Chủ động thời gian: Dễ dàng theo dõi và quản lý tiến độ công việc.
-
Giảm thiểu sai sót: Đội ngũ chuyên gia đảm bảo hồ sơ luôn chính xác và tuân thủ pháp luật.
5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?
Là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán online hàng đầu, chúng tôi cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng:
-
Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm: Được đào tạo bài bản, am hiểu luật pháp và quy trình kế toán.
-
Công nghệ hiện đại: Sử dụng các phần mềm kế toán tiên tiến, đảm bảo tính bảo mật và tiện lợi.
-
Dịch vụ đa dạng: Từ kế toán thuế đến tư vấn pháp lý, hỗ trợ toàn diện mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
-
Hỗ trợ tận tâm: Chúng tôi sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và đồng hành cùng khách hàng trong suốt quá trình hoạt động.
Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn tối ưu hóa quy trình tài chính và pháp lý, đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi tự tin là đối tác đáng tin cậy, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp!
Danh sách công ty.