Site icon Dịch Vụ Kế Toán Trực Tuyến

Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Báo cáo tài chính doanh nghiệp là một trong những công cụ giúp nhà quản trị nắm được tình trạng sức khỏe của doanh nghiệp. Một bộ báo cáo tình hình tài chính dành cho doanh nghiệp đầy đủ sẽ bao gồm những tài liệu gì? Hãy cùng dichvuketoan.online khám phá trong bài viết dưới đây nhé.

1. Báo cáo tài chính doanh nghiệp

báo cáo tài chính doanh nghiệp

Báo cáo tài chính doanh nghiệp phản ánh tổng hợp các số liệu tài chính quan trọng của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp sẽ cung cấp cho nhà quản trị thấy được một bức tranh tổng thể về nguồn lực tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.

Các báo cáo tài chính thường được lập theo quý, 6 tháng và năm. Theo chế độ tài chính hiện hành, báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm:

  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính được nhà quản lý tài chính lập ra và trình bày tuân thủ theo các quy định kế toán nhất định. Các báo cáo tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo nên một hệ thống báo cáo tài chính.

 Bạn muốn hiểu sâu hơn về báo cáo tài chính, hãy xem ngay đừng bỏ lỡ: Các loại báo cáo tài chính

2. Chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

báo cáo tài chính doanh nghiệp

Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện đang được áp dụng theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP như sau:

Doanh nghiệp nhỏ:

  • Nông, lâm nghiệp và thủy sản: vốn dưới 20 tỷ, lao động từ 10 – 200 người
  • Công nghiệp và xây dựng : vốn dưới 20 tỷ, lao động từ 10 – 200 người
  • Thương mại và dịch vụ : vốn dưới 10 tỷ, lao động từ 10 – 50 người
  • (Thấp hơn mức của doanh nghiệp nhỏ được xem là doanh nghiệp siêu nhỏ)

Doanh nghiệp vừa:

  • Nông, lâm nghiệp và thủy sản: vốn từ 20 – 100 tỷ, lao động từ 200 – 300 người
  • Công nghiệp và xây dựng : vốn từ 20 – 100 tỷ, lao động từ 200 – 300 người
  • Thương mại và dịch vụ : vốn từ 10 – 50 tỷ, lao động từ 50 – 100 người

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện việc ghi sổ kế toán; lập và trình bày báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư 133. Tuy nhiên; vẫn có thể lựa chọn áp dụng theo chế độ kế toán dành cho doanh nghiệp nói chung theo Thông tư 200.

Các mẫu chứng từ kế toán, mẫu sổ kế toán ban hành tại Thông tư 133 đều thuộc loại hướng dẫn (tham khảo), không bắt buộc.

Riêng báo cáo tài chính ban hành tại Phụ lục 2 là mẫu bắt buộc. Nếu cần sửa đổi, bổ sung mẫu hoặc các chỉ tiêu trên mẫu thì phải được sự chấp thuận của Bộ Tài chính trước khi thực hiện.

>>> Bạn phải xem ngay nếu như muốn làm được báo cáo tài chính: Hướng dẫn cách làm báo cáo tài chính cuối năm

3. Bộ báo cáo tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm như sau:

3.1 Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:

a) Báo cáo bắt buộc:

– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01a – DNN
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNN

Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b – DNN thay cho Mẫu số B01a – DNN.

Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 – DNN).

b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNN

3.2 Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:

a) Báo cáo bắt buộc:

– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 – DNNKLT
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNNKLT

b) Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 – DNN

3.3 Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:

– Báo cáo tình hình tài chính Mẫu số B01 – DNSN
– Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 – DNSN
– Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B09 – DNSN

4. Biểu mẫu báo cáo tình hình tài chính năm cho doanh nghiệp

4.1 Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01a – DNN)

4.2 Báo cáo tình hình tài chính (Mẫu số B01b – DNN)

4.3 Báo cáo tình hình tài chính cho doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa

Trên đây là những thông tin về báo cáo tài chính doanh nghiệp mà công ty dichvuketoan.online đã cung cấp. Để biết thêm thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ Hotline để biết thêm thông tin chi tiết.

Để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, bạn phải xem ngay:

  • Dịch vụ làm báo cáo tài chính cuối năm
  • Thuê kế toán làm báo cáo tài chính cuối năm
  • Nhận làm báo cáo tài chính cuối năm giá rẻ

Dịch Vụ Kế Toán Online Chuyên Nghiệp: Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp, Kế Toán Thuế, Và Thủ Tục Pháp Lý

Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, việc vận hành doanh nghiệp không chỉ yêu cầu khả năng lãnh đạo mà còn đòi hỏi sự chính xác và hiệu quả trong các quy trình tài chính và pháp lý. Để đáp ứng nhu cầu này, dịch vụ kế toán online đã trở thành một giải pháp tối ưu, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và tối đa hóa hiệu quả hoạt động. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp, đặc biệt là các lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, kế toán thuế, và thủ tục pháp lý.


1. Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp

Thành lập doanh nghiệp là bước khởi đầu quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Tuy nhiên, quy trình này thường phức tạp và đòi hỏi sự am hiểu về pháp luật và quy định hiện hành.

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Tư Vấn Thành Lập Doanh Nghiệp Online

Quy Trình Thực Hiện

  1. Tư vấn ban đầu: Tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

  2. Chuẩn bị tài liệu: Hỗ trợ khách hàng hoàn thiện giấy tờ theo yêu cầu pháp lý.

  3. Đăng ký trực tuyến: Thực hiện các bước nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử.

  4. Theo dõi tiến độ: Cập nhật thông tin và kết quả cho khách hàng.


2. Dịch Vụ Kế Toán Thuế

Kế toán thuế là một trong những lĩnh vực phức tạp và đòi hỏi sự chính xác cao. Đối với các doanh nghiệp, việc không tuân thủ các quy định thuế có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bị xử phạt hoặc truy thu thuế.

Tại Sao Nên Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán Thuế Online?

Các Dịch Vụ Kế Toán Thuế Bao Gồm


3. Dịch Vụ Tư Vấn Luật Doanh Nghiệp

Pháp lý doanh nghiệp là lĩnh vực phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm thực tế. Dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp online cung cấp giải pháp toàn diện cho các vấn đề pháp lý mà doanh nghiệp có thể gặp phải.

Các Lĩnh Vực Hỗ Trợ Chính

Lợi Ích Khi Sử Dụng Dịch Vụ Online


4. Hỗ Trợ Làm Các Thủ Tục Cho Doanh Nghiệp

Bên cạnh các dịch vụ chính, hỗ trợ thủ tục hành chính cũng là một phần không thể thiếu để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả. Các thủ tục này bao gồm:

Ưu Điểm Của Dịch Vụ Kế Toán Online Trong Hỗ Trợ Thủ Tục


5. Vì Sao Nên Chọn Chúng Tôi?

Là đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán online hàng đầu, chúng tôi cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho khách hàng:


Dịch vụ kế toán online không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn tối ưu hóa quy trình tài chính và pháp lý, đảm bảo hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật. Với sự chuyên nghiệp và tận tâm, chúng tôi tự tin là đối tác đáng tin cậy, đồng hành cùng sự phát triển bền vững của doanh nghiệp bạn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ kế toán online chuyên nghiệp!

Danh sách công ty.

 

Exit mobile version